Ủy ban nhân dân xã Lương Ngoại tổ chức tập huấn trồng và chăm sóc cây Hồng giòn

Ngày 22/11/2023 00:00:00

Ngày 21/11, tại Nhà văn hóa thôn Đạo xã Lương Ngoại, Ủy ban nhân dân xã Lương Ngoại phối hợp với Hợp tác xã giống cây trồng Cổ Bi- Gia Lâm, Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn hướng dẫn, triển khai dự án hợp tác phát triển sản xuất cho các hộ nông dân thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo ở các thôn Đạo, Cốc Cáo và thôn Công. Hội nghị tập huấn thuộc tiểu dự án 2, dự án 3 của chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Dự hội nghị tập huấn có đại diện Phòng dân tộc huyện Bá Thước, các thành viên Hợp tác xã giống cây trồng Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội và lãnh đạo xã Lương Ngoại.z4904504647049_94f4ac8ec7c5f4868fa3b6302ed45f31.jpg

Tham gia tập huấn có 43 Đại biểu là tổ viên tổ cộng đồng Hội nông dân xã Lương Ngoại thuộc 3 đặc biệt khó khăn: thôn Đạo, Cốc Cáo và thôn Công; đây là những hộ dân thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo của 3 thôn trong xã. Tại hội nghị tập huấn, các hộ dân được đại diện Hợp tác xã giống cây trồng Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội hướng dẫn thực hiện mô hình trồng và kỹ thuật chăm sóc cây Hồng Giòn. Phương pháp chọn đất trồng, xác định độ PH của đất, đào hố, bón lót các loại phân trướng khi trồng Hồng giòn; thời vụ trồng, mật độ trồng cây cách cây, hàng cách hàng, phương pháp chăm sóc, bón phân cho cây hồng qua từng giai đoạn phát triển; các biện pháp phòng trừ sâu cắn lá, sâu đục quả và bảo vệ quả tươi sau thu hoạch. Sau hội nghị tập huấn này, dự kiến đầu tháng 12/2023 các hộ dân sẽ được hỗ trợ hơn 1.100 cây Hồng giống để triển khai trồng trên diện tích đất của từng hộ dân đã đăng ký với xã; đồng thời các hộ dân sẽ được cán bộ kỹ thuật của Hợp tác xã giống cây trồng hướng dẫn chi tiết kỹ thuật trồng chăm sóc cây Hồng qua từng giai đoạn phát triển.z4904504662280_788cffa2852367e0aacd5937658ba341.jpg

Được biết, cây Hồng Giòn được du nhập từ Nhật Bản. Cây giống Hồng giòn được nghiên cứu và trồng thử nghiệm tại cao nguyên Mộc Châu từ năm 2000. Quả của cây Hồng giòn thường được dùng như một loại trái cây ăn tươi hoặc dùng để sấy khô. Đây là giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, mang đến thu nhập ổn định cho nhiều bà con nông dân trồng Hồng giòn. Hồng giòn thích hợp với những vùng có độ cao từ trên 300m so với mực nước biển. Tuy nhiên, nếu khu vực trồng có độ cao trên 500m sẽ lý tưởng hơn cả; xác định được lợi thế đó nên xã Lương Ngoại đã lựa chọn mô hình trồng cây Hồng giòn ở 3 thôn cao nhất trên địa bàn xã. Việc du nhập giống cây ăn quả mới như cây Hồng giòn vào trồng ở các thôn vùng cao trên địa bàn xã Lương Ngoại đã giúp cho địa phương có hướng đi mới và thực hiện tốt việc ứng dụng KHKT vào phát triển nông nghiệp, phát triển trồng cây ăn quả, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống gia đình, từng bước đẩy nhanh tiến trình giảm nghèo cho nhân dân trên địa bàn xã Lương Ngoại.

Ủy ban nhân dân xã Lương Ngoại tổ chức tập huấn trồng và chăm sóc cây Hồng giòn

Đăng lúc: 22/11/2023 00:00:00 (GMT+7)

Ngày 21/11, tại Nhà văn hóa thôn Đạo xã Lương Ngoại, Ủy ban nhân dân xã Lương Ngoại phối hợp với Hợp tác xã giống cây trồng Cổ Bi- Gia Lâm, Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn hướng dẫn, triển khai dự án hợp tác phát triển sản xuất cho các hộ nông dân thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo ở các thôn Đạo, Cốc Cáo và thôn Công. Hội nghị tập huấn thuộc tiểu dự án 2, dự án 3 của chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Dự hội nghị tập huấn có đại diện Phòng dân tộc huyện Bá Thước, các thành viên Hợp tác xã giống cây trồng Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội và lãnh đạo xã Lương Ngoại.z4904504647049_94f4ac8ec7c5f4868fa3b6302ed45f31.jpg

Tham gia tập huấn có 43 Đại biểu là tổ viên tổ cộng đồng Hội nông dân xã Lương Ngoại thuộc 3 đặc biệt khó khăn: thôn Đạo, Cốc Cáo và thôn Công; đây là những hộ dân thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo của 3 thôn trong xã. Tại hội nghị tập huấn, các hộ dân được đại diện Hợp tác xã giống cây trồng Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội hướng dẫn thực hiện mô hình trồng và kỹ thuật chăm sóc cây Hồng Giòn. Phương pháp chọn đất trồng, xác định độ PH của đất, đào hố, bón lót các loại phân trướng khi trồng Hồng giòn; thời vụ trồng, mật độ trồng cây cách cây, hàng cách hàng, phương pháp chăm sóc, bón phân cho cây hồng qua từng giai đoạn phát triển; các biện pháp phòng trừ sâu cắn lá, sâu đục quả và bảo vệ quả tươi sau thu hoạch. Sau hội nghị tập huấn này, dự kiến đầu tháng 12/2023 các hộ dân sẽ được hỗ trợ hơn 1.100 cây Hồng giống để triển khai trồng trên diện tích đất của từng hộ dân đã đăng ký với xã; đồng thời các hộ dân sẽ được cán bộ kỹ thuật của Hợp tác xã giống cây trồng hướng dẫn chi tiết kỹ thuật trồng chăm sóc cây Hồng qua từng giai đoạn phát triển.z4904504662280_788cffa2852367e0aacd5937658ba341.jpg

Được biết, cây Hồng Giòn được du nhập từ Nhật Bản. Cây giống Hồng giòn được nghiên cứu và trồng thử nghiệm tại cao nguyên Mộc Châu từ năm 2000. Quả của cây Hồng giòn thường được dùng như một loại trái cây ăn tươi hoặc dùng để sấy khô. Đây là giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, mang đến thu nhập ổn định cho nhiều bà con nông dân trồng Hồng giòn. Hồng giòn thích hợp với những vùng có độ cao từ trên 300m so với mực nước biển. Tuy nhiên, nếu khu vực trồng có độ cao trên 500m sẽ lý tưởng hơn cả; xác định được lợi thế đó nên xã Lương Ngoại đã lựa chọn mô hình trồng cây Hồng giòn ở 3 thôn cao nhất trên địa bàn xã. Việc du nhập giống cây ăn quả mới như cây Hồng giòn vào trồng ở các thôn vùng cao trên địa bàn xã Lương Ngoại đã giúp cho địa phương có hướng đi mới và thực hiện tốt việc ứng dụng KHKT vào phát triển nông nghiệp, phát triển trồng cây ăn quả, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống gia đình, từng bước đẩy nhanh tiến trình giảm nghèo cho nhân dân trên địa bàn xã Lương Ngoại.